Nước cốt nhàu
Nước cốt nhàu là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe phổ biến trên toàn cầu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Những người chữa bệnh truyền thống Tahiti tin rằng nhàu có lợi trong việc hỗ tợ điều trị nhiều loại bệnh tật khác nhau và người tiêu dùng nước ép nhàu trên toàn thế giới cũng có ý kiến tương tự.
Cách làm nước cốt trái nhàu rất đơn giản nhưng bạn cũng cần một chút kiễn nhẫn để chờ đợi thành quả. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 5 bước để thực hiện làm nước cốt trái nhàu thơm ngon.
Cách làm đơn giản tại gia đình
Bước 1: Chọn và sơ chế quả nhàu
Chọn những quả nhàu gần chín, có màu vàng óng.
Rửa sạch quả nhàu rồi đề ráo nước
Bước 2: Chọn và rửa sạch bình ngâm
Bạn nên chọn những bình thủy tinh thay vì bình nhựa. Bởi bình thủy tinh giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn hơn
Rửa sạch bình ngâm bằng nước nóng rồi úp ngược, để bên trong bình khô ráo.
Bước 3: Cho quả nhàu vào bình ngâm đến khi đầy bình
Đậy nắp bình nhưng không xoáy chặt. Đảm bảo khi quả nhàu lên men,
men có thể thoát ra ngoài.
Bước 4: Lên men
Để quả nhàu nơi có ánh sáng mặt trời thường xuyến chiếu trực tiếp. Để bình ngâm quả nhàu lên men từ 7 – 8 tuần. Nước cốt nhàu trong bình sẽ có màu vàng sậm.
Bước 5: Để lấy nốt nước cốt nhàu trong bình ngâm. Lấy quả nhàu trong bình rồi dùng vải sạch thưa mỏng, ép lấy nước cốt trong quả nhàu, bỏ đi phần bã nhàu.
Bảo quản
Bạn có thể bảo quản nước cốt nhàu trong tủ lạnh để uống thêm ngon miệng. Nước cốt nhàu có đầy đủ công dụng trị bệnh của quả nhàu. Vì vậy bạn có thể an tâm trị bệnh mà không lo tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách dùng
Bạn có thể uống nước cốt nhàu từ 1 – 2 ly mỗi ngày. Nước cốt trái nhàu được khuyến khích sử dụng khi bụng đói, uống ngụm nhỏ, giữ trong miệng rồi nuốt.
Có thể bổ sung thêm đường, mật ong, nước hoa quả, thêm đá tùy khẩu vị