4 điều cần biết cho phụ nữ có thai tiêm vaccine COVID-19

Vaccine

WHO khuyến cáo không trì hoãn mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm vaccine COVID-19. Trừ Sputnik V vì theo hướng dẫn vaccine này chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

1. Phụ nữ trước và trong thai kỳ nên tiêm vaccine COVID-19

Theo bác sĩ Đinh Anh Tuấn – Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

Bộ Y tế cũng đã ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vaccin phòng COVID-19. Bộ Y tế xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm vaccine, trong đó có phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ có thai dưới 13 tuần sẽ được hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.

2. Có thai ngay sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cho biết, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ có thai an toàn và hiệu quả trong quá trình có thai.

Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng cùng một nền tảng vaccine. Các vaccine sử dụng cùng một vectơ virus đã được tiêm cho những người có thai trong các tam cá nguyệt: Tam cá nguyệt thứ 1 (3 tháng đầu thai kỳ), tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Và cũng không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén, bao gồm cả những kết quả bất lợi ảnh hưởng đến thai nhi, liên quan đến việc tiêm chủng trong những thử nghiệm này.

Vaccine COVID-19 không gây nhiễm trùng, kể cả ở người có thai hoặc thai nhi: Không có vaccine phòng COVID-19 nào chứa virus sống gây ra COVID-19 nên vaccine COVID-19 không thể làm cho bất kỳ ai bị bệnh với COVID-19, kể cả phụ nữ có thai hoặc trẻ sơ sinh.

3. Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho người có thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ thai nhi

Khi phụ nữ có thai được tiêm vaccine mRNA COVID-19 trong thời kỳ có thai, cơ thể của họ sẽ tạo ra kháng thể chống lại COVID-19, tương tự như những người không có thai.

Các kháng thể được tạo ra sau khi một người có thai được tiêm vaccine mRNA COVID-19 được tìm thấy trong máu dây rốn. Điều này có nghĩa là tiêm chủng COVID-19 trong khi có thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.

4. Phụ nữ có thai sốt sau tiêm vaccine COVID-19

Nếu phụ nữ có thai sau khi tiêm mũi đầu tiên của vaccine COVID-19, nên tiêm tiếp mũi thứ hai để được bảo vệ nhiều nhất có thể. Nếu bị sốt sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, có thể dùng acetaminophen (Tylenol®) để hạ sốt để giảm các ảnh hưởng bất lợi của sốt trong thời gian thai nghén.

Tất nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, cần được bác sĩ thăm khám, chỉ định và kê đơn. Khi uống thuốc cần chú ý theo dõi, nếu có triệu chứng hoặc chuyển biến xấu, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Thu Hiền – Báo Sức khoẻ & đời sống

Thừa-cân-béo-phì-ở-trẻ

Nhận biết và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân béo phì là do chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động làm cho trẻ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy nhận biết sớm nguy cơ thừa cân, béo phì ở…

Xem chi tiết
Người-cao-tuổi-1

8 loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe

SKĐS – Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh là sẽ cải thiện sức khoẻ tổng thể của bạn, giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng tuổi thọ… 1. Cá hồi Cá hồi là một trong những nguồn axit béo omega-3 tốt nhất, làm giảm nguy cơ nhồi máu…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ-1

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý liên quan đến thần kinh cơ xương khớp có thể gặp ở cả người trẻ lẫn người già, gây cảm giác đau ở vùng quanh cổ. Khi có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bệnh nhân cần đến các cơ sở…

Xem chi tiết
Thoát-vị-đĩa-đệm-đốt-sống-cổ

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Sơn – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa…

Xem chi tiết