Tên cây thuốc: Gừng, Tên khoa học: Zingiber officinale Willd. Rosc Họ: Zingiberaceae. Theo Đông Y Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài.
Bài viết khác:
- Người Hàn Quốc coi trái nhàu như thần dược
- Nước ép trái Nhàu nguyên chất
- Nước ép trái Nhàu vị Atiso đỏ
- Nước ép trái nhàu vị Mật ong
SINH KHƯƠNG (Rhizoma Zingiberis recens)
Tên cây thuốc: Gừng
Tên khoa học: Zingiber officinale Willd. Rosc
Họ: Zingiberaceae
Ảnh vị thuốc Sinh khương – Rhizoma Zingiberis recens
Bài viết khác:
Mô tả:
Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng.
Bộ phận dùng:
Thân rễ (thường gọi là củ )- Rhizoma Zingiberis, có tên là Can Khương.
Nơi sống và thu hái: Loài của á châu và Phi châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi khắp nơi để lấy củ ăn làm gia vị và làm chất kích thích thơm. Gừng tái sinh dễ dỔng b?ng những đoạn thân rễ có nhú mầm; có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân; vào cuối đông thì cây khô lá. Khi dùng làm thuốc, người ta đào thân rễ về, cắt bỏ thân lá và rễ tơ, rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học:
Trong củ Gừng có 1-3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là a- camphen, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.
Tính vị, tác dụng:
Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô có vị cay nóng, tính hàn. Vỏ gừng tiêu phù thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng.
Cách dùng:
Gừng sống nhấm từng ít một dùng chữa nôn mửa. Có thể sắc Gừng tươi để uống. Ngày dùng 4-8g. Có thể làm thuốc pha hoặc ngâm rượu Gừng, mỗi ngày dùng 2-5ml để chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho. Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Trẻ em dùng 1/2 liều của người lớn. Gừng khô sắc uống như Gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi ỉa lỏng, mệt lả, nôn mửa.
Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã ghi bài thuốc chữa cảm hàn rét run, hay đau bụng lạnh dạ, ỉa xối ra nước hoặc đau bụng thổ tả dùng Can khương và củ Riềng ấm, mỗi vị 15-20g sắc uống. Gừng sao thật vàng cũng dùng chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh, nhức mỏi tê bại, tê thấp, đầy hơi.
Gừng sao gần cháy cũng dùng như Gừng sao và còn dùng trị băng huyết. Nhân dân ta còn chế mứt Gừng và Gừng muối. Gừng muối dùng tránh ho và chống lạnh trong mùa đông, nó lại có tác dụng tăng cường muối cho cơ thể đỡ say nóng và đỡ khát nước trong mùa hè, mà còn chữa chứng đầy bụng, làm thông đường tiêu hoá, sát trùng trong trường hợp đau răng và sưng amygdal.
Chúng ta có nhiều kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng Gừng, từ những trường hợp đơn giản như nhai gừng tươi nuốt nước chữa đau bụng, nôn mửa. oẹ… đến những trường hợp phức tạp như chữa tỳ thấp thũng trướng, tay chân phù, ăn uống không tiêu, sợ lạnh, sợ nước.
Bài viết khác: