Vỏ quế khô cạo sạch biểu bì gọi là Nhục quế tâm. Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống gọi là Quan Quế. Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh miền bắc Việt Nam, ta cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại quế quan của Xirilanca.
Ở nước ta có nhiều loại quế khác như Quế thanh hóa (Cinamomum loureirii Nees) cũng là loại Quế tốt, Cinamomum burmannii Blume còn có tên là Trèntrèn, cây Quế rành.
Trung quốc dùng với tên Quế bì, Sơn nhục quế, Cinnamomum caryophyllus Moore (cũng gọi là Quế rành) mọc ở cả 2 miền Nam Bắc, Cinnamomum tetragonum A chev có tên là Quế đỏ.
Tính vị qui kinh:
Quế vị cay ngọt, tính nhiệt. Qui vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can.
Theo các cổ:
– Sách Bản kinh: Vị cay ôn.
– Sách Danh y biệt lục: Vị ngọt cay, đại nhiệt, có độc ít.
– Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ túc thiếu âm, quyết âm phần huyết.
Bài viết khác:
- Người Hàn Quốc coi trái nhàu như thần dược
- Nước ép trái Nhàu nguyên chất
- Nước ép trái Nhàu vị Atiso đỏ
- Nước ép trái nhàu vị Mật ong
Thành phần chủ yếu:
Thành phần dầu bay hơi trong veo có 1 – 2%, trong dầu chủ yếu là Cinnamaldehyde chiếm 75 – 90%, cynnamyl acetate, phenyl propyl acetate tannin.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết.
Chủ trị các chứng: Mệnh môn hỏa suy, bụng lạnh đau, thổ tả, phụ nữ đau kinh do hàn ngưng huyết ứ, sau sanh bụng đau do huyết trệ, ung nhọt có mủ chưa vỡ hoặc lóet lâu ngày, chứng khí huyết hư.
Trích đoạn Y văn cổ:
Sách Danh y biệt lục: ” Lợi can phế khí, tâm phúc hàn nhiệt, lãnh cập, hoắc loạn chuyển cân, đầu thống, yêu thống. Thuốc làm ra mồ hôi, giảm bứt rứt, trị chảy nước miếng, ho, tắc mũi, làm mạnh khớp xương, thông huyết mạch, thuốc có thể sẩy thai”.
Sách Bản thảo hội ngôn: ” Nhục quế là thuốc trị chứng hàn ngưng bên trong. Phàm các chứng nguyên dương hư bất túc mà vong dương quyết nghịch, hoặc tâm phúc yêu thống mà nôn, tả; hoặc tâm thận hư hàn lâu ngày; hoặc vị hàn có lãi đũa (hồi trùng) gây đầy trướng vùng mõm ức; hoặc khí huyết hàn ngưng mà kinh mạch không thông đều dùng tốt, thuốc làm tăng khí của tâm thận, khiến cho dương trưởng thì âm tự tiêu, thuốc tráng dương mệnh môn”.
Sách Y học Trung trung tham tây lục: ” Phụ tử, Nhục quế đều có vị cay nóng đều có tác dụng bổ nguyên dương, nhưng nếu nguyên dương muốn thóat, thì nên dùng Phụ tử mà không dùng Nhục quế; vì Phụ tử vị đậm, còn Nhục quế khí vị đều đậm (mạnh), vừa bổ ích lại vừa tẩu tán, cho nên trong sách Thương hàn luận của Trọng Cảnh, các bài thuốc trị chứng Thiếu âm đều dùng Phụ tử mà không dùng Nhục quế. Nhục quế không nên sắc lâu, nên tán bột uống vì sắc lâu dược lực giảm”.
Bài viết khác:
B.Kết quả nghiên cưú dược lý hiện đại:
- Trên súc vật thực nghiệm, thuốc mà chủ yếu là cinnamaldehyde có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, an thần, giảm đau và giải nhiệt. Cinnamaldehyte còn có tác dụng làm giảm co giật và tử vong đối với súc vật do tiêm quá liều strychnine.
- Dầu vỏ quế là thuốc thơm kiện vị trừ phong, có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và ruột. Thuốc có tác dụng tăng tiết nước bọt và dịch vị tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm dịu cơn đau bụng do co thắt ruột. Cinnamaldehyt còn có tác dụng ức chế sự hình thành lóet bao tử ở chuột do kích thích.
- Tác dụng lên hệ tim mạch: nước sắc Nhục quế làm tăng lưu lượng máu động mạch vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện được thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin gây nên.
- Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gram(+), mạnh hơn đối với gram (-), ức chế cả đối với nấm gây bệnh.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư:
Tam khí đơn: Nhục quế 3g, Lưu hoàng 3g, Hắc phụ tử 10g, Can khương 3g, Chu sa 2g, chế thành viên, mỗi lần uống 3g ngày 2 lần với nước sôi ấm. Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thóat.
Quế linh hoàn: Nhục quế 3g, Mộc hương 3g, Can khương 5g, Nhục đậu khấu, Chế phụ tử đều 9g, Đinh hương 3g, Phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 – 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.
2.Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù:
Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): Can địa hoàng 15g, Sơn dược 12g, Sơn thù 6g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Nhục quế 4g, Phụ tử 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 – 3 lần.
3.Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn:
Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.
Lý âm tiễn: Thục địa 16g, Đương qui 12g, Nhục quế 5g, Can khương 5g, Cam thảo 4g, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.
4.Trị đau thắt lưng: Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lưng do thận dương hư 102 ca, gồm có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần. Tỷ lệ có kết quả 98%. Những ca có xương tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhưng đau giảm hoặc hết. Uống thuốc có tác dụng phụ là khô mồm, táo bón (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,2:115).
5.Trị vảy nến, mề đay: Truyền thế Trân dùng chất chiết xuất của Nhục quế trị 19 ca vẩy nến và 23 ca mề đay, mỗi lần uống 25 – 50mg (1 – 2 viên) ngày uống 3 lần, đối với vẩy nến uống liên tục 4 – 8 tuần, mề đay sau khi hết uống tiếp 5 -14 ngày. Kết quả:
– Vẩy nến 19 ca khỏi 7 ca, kết quả tốt 2 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ kết quả 84,1%.
– Mề đay 23 ca, khỏi 11 ca, tốt 9 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 91,2% (Học báo Y học viện Hà nam 1981,2:385).
6.Trị nhiễm độc phụ tử: theo kinh nghiệm dân gian, tác giả đã dùng Nhục quế trị nhiễm độc Phụ tử cấp. Dùng Nhục quế 5 – 10g ngâm nước uống, sau khi uống 5 – 15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 – 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 – 5g cách uống như trên. Theo báo cáo của bệnh nhân, sau khi uống thuốc 15 – 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần (Báo Tân Trung y 1987,5:53).
Liều dùng và chú ý:
Liều thường dùng cho thuốc thang: 2 – 5g, cho sau, không nên sắc lâu, hoặc hòa bột uống mỗi lần 1 – 2g. Có thể dùng bột Nhục quế với các dạng: Bột quế 0,05 – 5g/ngày, rượu quế 5 – 15g/ngày, Xirô quế 30 – 60g/ngày là liều dùng đối với Quan quế (Quế Xirilanca) do tác dụng nhẹ hơn, yếu hơn.
Không nên sắc chung Quế với Xích thạch chỉ, vì sắc chung: Xích thạch chỉ làm cho thành phần hữu hiệu của Nhục quế trong nước sắc giảm (các tác giả Trung quốc đã chứng minh). Cho nên không nên sắc chung, mà hoặc sắc trước Xích thạch chỉ bỏ xác xong cho Quế vào hoặc sắc riêng Quế rồi trộn uống hoặc bột Quế hòa thuốc uống.
Bài viết khác: