ĐỘC HOẠT (Radix Angelicae pubescentis)

 

Tên cây thuốc: Độc hoạt, Tên khoa học: Angelica pubescens Maxim. Họ: Apiaceae

Bài viết khác:

Ảnh cây Độc hoạt – Angelica pubescens Maxim.

ĐỘC HOẠT (Radix Angelicae pubescentis)

Tên cây thuốc: Độc hoạt

Tên khoa học: Angelica pubescens Maxim.

Họ: Apiaceae

ĐỘC HOẠT

Bài viết khác:

Radix Angeliae Pubescentis

Tên gọi khác:

  • Khương thanh, Hộ khương sứ giả(Bản Kinh), Độc diêu thảo (Biệt Lục), Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo), Trường sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục), Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Sau đây là một số vị chính (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi):
  • Xuyên độc hoạt (Radix Angelicae tuhuo): là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt ở vùng Hồ Bắc hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên.
  • Hương độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis): là rễ của cây mao đương quy.
  • Ngưu vĩ độc hoạt (Radix Heraclei hemsleyani): là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu, độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt.
  • Cửu nhỡn độc hoạt(Độc hoạt 9 mắt,Thổ đương quy) (Rhizoma Araliae cordatae): là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Tên khoa học:

Tên cây:

  • Cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels).
  • Cây mao đương quy (Angelica pubescens Maxim).
  • Cây ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx).
  • Họ Hoa tán (Apiaceae (Umbelliferae)).

Mô tả:

Cây hương độc hoạt hay mao đương quy còn gọi là đương quy có lông (Angclica pubescens Maxim) là một cây sống lâu năm, cao 0.5-lm thân mọc thẳng đứng, hơi màu tím, có rãnh dọc, nhẵn không có lông. Lá kép 2-3 lần lông chim, lá chét nguyên hoặc lại chia thùy, mép có răng cưa tù không nhọn, cuống lá nhỏ, phía dưới nở rộng thành bẹ có dìa mỏng. Trên gân lá có lông ngắn và thưa. Cụm hoa tán kép, gồm 10-20 cuống tán. Hoa nhỏ màu trắng; quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng có sống, hai bên phát triển thành dìa.

Cây ngưu vĩ độc hoạt hay gọi là độc hoạt đuôi trâu (Heracleum hemsleyanum Maxim) cũng là loại cây sống lâu năm cao 0.5-l.5m, rễ chính to thô, có khi có rễ con dài, thân mọc thẳng đứng trên mặt có rãnh dọc, hơi có lông ngắn. Lá kép 1 lần lông chim, phiến lá chét dài 5-13cm, rộng 4-20cm mép có răng cưa thô, cuống lá dài 8-17cm, phía dưới phát triển thành bẹ. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở đầu cành, tổng hoa tán có 15-20 cuống dài 3.5-9cm, tán nhỏ gồm chừng 30 hoa nhỏ màu vàng trắng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, trên lưng sống không rõ, hai bên phát triển thành dìa.

Cây cửu nhỡn độc hoạt(độc hoạt chín mắt) là một cây sống lâu năm, cao l-2m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, cành già gần như không có lông thưa ngắn. Lá mọc so le, kép 2-3 lần lông chim có thể dài 30-40cm, lá chét có cuống ngắn dài 4-12cm, rộng 2-9cm mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa hình tán kép, cuống tán kép dài 4.5-1lcm, tán nhỏ gồm 20-35 hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, dài 2-3cm, trong có 5 hạt.

Như trên đã nói, độc hoạt hiện chưa thấy ở Việt Nam, có nơi đã dùng rễ cây tiền hồ với tên độc hoạt (Cao Bằng). Tại Trung Quốc, tuỳ theo từng vùng người ta khai thác những cây khác nhau với tên độc hoạt. Ví dụ xuyên độc hoạt chủ yếu ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên được coi là loại tốt nhất, số lượng nhiều không những dùng trong toàn Trung Quốc mà còn xuất khẩu nữa. Hương độc hoạt chủ yếu sản xuất ở Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, sản lượng ít, chủ yếu tự cung tự cấp. Ngưu vĩ độc hoạt sản xuất ở Tứ Xuyên, chất lượng bị coi là loại kém nhất, thường cũng chỉ dùng chữa cho súc vật, tự cung tự cấp.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản:

Bộ phận dùng:

  • Thân rễ và rễ.

Thu hái:

  • Thường vào các tháng 4-10 đào lấy rễ, cắt bỏ phần thân.

Chế biến:

  • Rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

Bảo quản:

  • Nơi khô ráo.

Thành phần hóa học:

  • Angelol, angelicone, bergaptenostholumbelliferone, scopoletin, angelic acid, tigic acid, palmitic acid, linoleic acid, oleic acid, dầu thực vật.

Tính vị qui kinh:

  • Vị cay, đắng, tính ôn.
  • Qui kinh Can, Thận, Bàng quang.

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền:

  • Trừ phong thấp chỉ thống, giải biểu.
  • Chủ trị chứng phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểu chứng kiêm thấp.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt.
  • Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp. Độc hoạt còn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên ống nghiệm.
  • Thuốc có thành phần chống loét bao tử; đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng co thắt.
  • Theo tài liệu nghiên cứu của Trung quốc thì vị Độc họat có tên là Angolica dahurica (Fisch.Hoffm.) Benth.et Hook.f.ex.Franch.et Sar. (theo Hưng An Bạch): nước sắc thuốc chỉ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn đại tràng lị, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả.

Một số ứng dụng:

Trị chứng đau thấp:

  • Độc hoạt ký sinh thang: Độc hoạt 10g, Tang ký sinh, Tần giao, Tế tân, Đương qui, Sinh địa, Xuyên khung, Bạch thược, Nhân sâm, Bạch linh, Cam thảo, Phòng phong, Nhục quế, Đỗ trọng, Ngưu tất đều 6 – 8g, sắc uống. Trị viêm thấp khớp mạn tính, đau phần dưới chân nhiều.
  • Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong đều 10g, Tế tân 3g sắc uống.
  • Độc hoạt 500g, sắc nước cô thành cao, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.

Trị chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu mình:

  • Độc hoạt thang: Độc hoạt 8g, Ma hoàng 4g, Xuyên khung 4g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát, sắc uống. Trường hợp táo bón gia Đại hoàng 4g.

Trị viêm phế quản mạn tính:

  • Độc hoạt chỉ khái thang: Độc hoạt 9g, cho đường đỏ 15g (theo tỷ lệ chế thành cao) là liều 1 ngày, chia 3 – 4 lần uống. Bệnh viện số 4 Vũ hán dùng trị cho 450 ca bệnh nhân kết quả tốt 73.7% (Báo cáo Tân y dược Vũ hán 1971).

Trị bạch điến phong:

  • Dùng loại Độc hoạt Heracleum Hemsleyanum Diels (Ngưu vĩ Độc hoạt) 1% chế thành cao nước bôi kết hợp tắm nắng. Đã trị 307 ca tỷ lệ kết quả 54.4% (Tạp chí bệnh ngoài da lâm sàng 1982).

Trị vảy nến:

  • Dùng uống và bôi Độc hoạt kết hợp chiếu tia tử ngoại sóng dài, trị 92 ca đạt kết quả khỏi với tỷ lệ 66.3%, có kết quả trước mắt 93.5%.
  • Cách làm: mỗi lần trước khi chiếu tia tử ngoại 1.5 – 2 giờ, uống viên Độc hoạt (viên Độc hoạt 30mg/viên tương đương 3.75g thuốc sống), liều lượng 3-6mg/kg, uống sau bữa cơm, đối với một số bệnh nhân trước lúc chiếu tia bôi 1% thuốc mỡ Độc hoạt hoặc 0.5% thuốc nước Độc hoạt. Chiếu tia tử ngoại mỗi tuần 6 lần, bắt đầu 3-5 lần, mỗi lần 15-20 phút, tiếp sau là 30-40 phút, 26 lần là 1 liệu trình (Lý Phong Kỳ, Tạp chí Lý liệu Trung quốc 1983).

Chú ý:

  • Những người âm hư hỏa vượng huyết hư, không phong hàn thực tà không dùng được, không dùng cho chứng nội phong.
  • Độc hoạt thường phối hợp với Khương hoạt vì 2 vị đều trị chứng phong thấp, nhưng Khương hoạt tác dụng tốt đối với đau phần trên cơ thể, còn Độc hoạt tác dụng chủ yếu đối với chứng đau phần dưới cơ thể.

Bài viết khác: